Xóc đĩa online Anto365 có uy tín không? Bí quyết chơi xóc đĩa-vx88 casino

Hsieh Yong-fen là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Hsinchu – Công ty Công nghệ phân tích vật liệu có trụ sở tại Đài Loan (còn được gọi là MA-tek). Trong bối cảnh các khách hàng của công ty như TSMC và Sony đang mở rộng tại Nhật Bản, MA-tek cũng theo chân họ và đang suy nghĩ xem có nên xây dựng phòng thí nghiệm thứ 3 tại đất nước mặt trời mọc hay không.

Công việc chính của MA-tek là thử nghiệm vật liệu bán dẫn tiên tiến và chứng nhận sản phẩm mới.

Bà Hsieh nói: “Chúng tôi tin rằng sự hồi sinh trong lĩnh vực sản xuất chip của Nhật Bản có thể nhanh hơn dự đoán. Nhật Bản tự hào có nền tảng vững chắc về sản xuất chip, với các vật liệu, thiết bị hàng đầu và mạng lưới chuỗi cung ứng gần như nguyên vẹn được xây dựng tỉ mỉ trong nhiều năm”.

Bản thân MA-tek cũng kiếm được tới 8% doanh thu riêng từ thị trường Nhật Bản vào năm ngoái. Hsieh cho biết họ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ đó lên 20% vào cuối năm nay.

Sự xuất hiện của các công ty như MA-tek báo hiệu sự thay đổi vận mệnh của ngành chip nội địa Nhật Bản. Từng tự hào về ngành công nghiệp bán dẫn số 1 thế giới, các nhà sản xuất chip Nhật Bản ngày càng mất vị thế vào tay các đối thủ Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ vốn đã vượt lên dẫn đầu trong những năm 1990 và đầu những năm 2000. Sau nhiều nỗ lực tái cơ cấu ngành không thành công, Tokyo gần như đã từ bỏ lĩnh vực này.

Jim Hamajima, chủ tịch tập đoàn công nghiệp SEMI Nhật Bản và cựu giám đốc điều hành của nhà sản xuất công cụ chip toàn cầu, Tokyo Electron cho biết: “Từ ‘chất bán dẫn’ có liên quan đến ‘thất bại’ trong mắt các chính trị gia”. Trên thực tế, tính đến năm 2023, không có nhà sản xuất chip nào trong số 10 nhà sản xuất chip có doanh thu cao nhất đến từ Nhật Bản.

ca90b328172efa6d33f1e32d05215a5a5531e62d-5893.png
Tính đến năm 2023, không có nhà sản xuất chip nào trong số 10 nhà sản xuất chip có doanh thu cao nhất đến từ Nhật Bản.

Nhưng giới lãnh đạo chính trị Nhật Bản hiện đang quyết tâm xoay chuyển tình thế bằng cách thu hút các công ty nước ngoài mà trước đây đã vượt qua các nhà sản xuất trong nước.

Trong vài năm qua, các khoản trợ cấp hào phóng của chính phủ đã thu hút các công ty lớn trong ngành như TSMC, Micron và Samsung đầu tư vào Nhật Bản. Đối với một số dự án, chẳng hạn như của Samsung, hỗ trợ của chính phủ lên tới khoảng 50% tổng vốn đầu tư.

Các nhà phân tích cho biết, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung, Tokyo lại xuất hiện mối lo ngại mới về việc cung cấp chất bán dẫn tiên tiến cần thiết cho các nền kinh tế hiện đại. Điều đó đã thúc đẩy chính phủ thực hiện một nỗ lực khác để tái phát triển ngành này.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Fumio Kishida, chính phủ đã dành gần 2 nghìn tỷ yên (13 tỷ USD) làm ngân sách bổ sung cho ngành công nghiệp chip trong năm tài chính này, tăng từ mức 1,3 nghìn tỷ yên của năm trước và là ngân sách lớn nhất của chính phủ Nhật Bản dành cho chất bán dẫn từ trước đến nay.

Charles Shi, nhà phân tích chip của ngân hàng đầu tư Needham & Co có trụ sở tại Mỹ cho biết: “Ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản đang trải qua một bước ngoặt lớn và đang tái nổi lên trên trường toàn cầu”.

Cam kết mới của Tokyo trong việc hỗ trợ không chỉ các công ty Nhật Bản mà cả các công ty nước ngoài cũng cho thấy quyết tâm giành lại vai trò dẫn đầu trước đây của đất nước là một cường quốc bán dẫn.

Jun Okamoto, đối tác tại công ty tư vấn quản lý KPMG Nhật Bản cho biết: “Một công ty như TSMC có thể sản xuất những thứ mà các công ty Nhật Bản không thể”, chẳng hạn như chip tiên tiến dùng cho trí tuệ nhân tạo và công nghệ lái xe tự động. Có “những lợi ích cho an ninh kinh tế của Nhật Bản khi thu hút được những công ty như TSMC ở trong nước”.

Các nhà đầu tư nước ngoài mới bao gồm nhà sản xuất chip nhớ Micron của Mỹ đã công bố vào năm 2023 rằng họ sẽ đầu tư tới 3,7 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chip nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) ở Hiroshima trong vài năm tới.

Samsung của Hàn Quốc công bố vào cuối năm ngoái rằng họ sẽ thành lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển ở Yokohama, một thành phố ven biển gần Tokyo, ước tính sẽ chi 350 tỷ won (280 triệu USD) ở đó trong 5 năm tới.

Tuy nhiên, phần thưởng thực sự dành cho Nhật Bản là khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD theo kế hoạch của TSMC. Công ty này đã mở nhà máy đầu tiên của Nhật Bản tại Kumamoto, phía nam đảo Kyushu, vào ngày 24/2.

Nhà máy ban đầu dự kiến sẽ tiêu tốn 8,6 tỷ USD và TSMC gần đây đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy thứ hai ở cùng quận, nâng tổng vốn đầu tư của công ty vào Kumamoto lên hơn 20 tỷ USD cho đến năm 2027.

Okamoto của KPMG cho biết khoản đầu tư vào TSMC – điều mà ít người trong ngành có thể đoán trước được cách đây vài năm – tượng trưng cho một kỷ nguyên mới cho ngành bán dẫn của Nhật Bản. Ông nói với Nikkei Asia: “Cho đến gần đây, các công ty bán dẫn nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản để xây dựng nhà máy là điều chưa từng thấy trước đây”.

Tuần trước, các nhà lãnh đạo cấp cao trong ngành và các chính trị gia đã tổ chức lễ khai trương nhà máy Kumamoto của TSMC – nằm trên khu đất rộng 21 ha được bao quanh bởi các cánh đồng cải bắp trên “Đảo Silicon” của Nhật Bản.

Morris Chang, nhà sáng lập huyền thoại 92 tuổi của TSMC, đã tham dự buổi lễ cùng với các lãnh đạo như Chủ tịch Toyota Akio Toyoda, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Tập đoàn Sony Kenichiro Yoshida và Ken Saito, Bộ trưởng kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản.

Ngoài ra, còn có nhiều nhân vật chính trị cấp cao khác.

Chang cho biết tại sự kiện khai trương: “Nhà máy mới này sẽ cải thiện khả năng phục hồi nguồn cung chip cho Nhật Bản và thế giới. Tôi tin tưởng và hy vọng đây cũng là khởi đầu cho thời kỳ phục hưng của chất bán dẫn”.

Đầu tháng này, TSMC đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy thứ hai ở Kyushu, nơi sẽ sử dụng công nghệ sản xuất chip 7 nanomet và 6 nm, trở thành nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất đất nước. Mức độ công nghệ này phù hợp để xây dựng bộ xử lý cho ô tô và các thiết bị điện tử.

Theo nguồn tin nội bộ, TSMC thậm chí còn đang xem xét xây dựng nhà máy thứ ba, có khả năng sản xuất chip 3nm tiên tiến hơn – trình độ công nghệ tương tự như nhà máy mà công ty này hứa xây ở Mỹ.

Theo một giám đốc điều hành trong ngành, TSMC nhận thấy việc mở rộng tại Nhật Bản có nhiều khả năng đạt điểm hòa vốn sớm hơn so với các khoản đầu tư vào Mỹ và châu Âu, dựa trên các tính toán nội bộ. “Có một số yếu tố cần xem xét”, vị giám đốc điều hành nói với Nikkei Asia.

“Địa điểm ở nước ngoài nào sẽ có hiệu quả tài chính, chuỗi cung ứng và hoạt động tốt hơn? Nơi nào sẽ có mức độ hài lòng của khách hàng cao nhất và địa điểm nào giúp TSMC tiếp cận đủ các tài năng địa phương? Hóa ra Nhật Bản có thể là câu trả lời”.

Thành công ban đầu của TSMC và chặng đường tương đối suôn sẻ mà công ty này có được ở Nhật Bản cho đến nay đã giúp thuyết phục các nhà sản xuất và cung cấp chip khác làm theo.

9084a9be8e8e4165fb4eced395b2d7829115f781-7274.png
Nhà máy của TSMC tại Nhật Bản.

Chất bán dẫn là động lực chính của đầu tư xanh – một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm xây dựng nhà máy mới hoặc thành lập các công ty con địa phương – vào Nhật Bản.

Theo báo cáo của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), mức đầu tư vào lĩnh vực xanh được công bố trung bình hàng năm từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2023 là hơn 15 tỷ USD.

Với gần 10 tỷ USD, lĩnh vực chip chiếm khoảng 2/3 con số đó. Đây là sự khác biệt rõ rệt so với trước đây, khi “FDI liên quan đến chip chủ yếu được thúc đẩy bởi các công ty nước ngoài mua lại hoạt động kinh doanh chip của Nhật Bản”, Okamoto từ KPMG cho biết.

Các khoản trợ cấp khổng lồ và tín dụng thuế từ chính phủ Nhật Bản đã đóng một vai trò to lớn trong quá trình phục hưng chip của đất nước. Nhưng ngay cả với các khoản trợ cấp, vẫn còn một câu hỏi đặt ra là Nhật Bản – với chi phí lao động tương đối cao – có thể cạnh tranh như thế nào trong lĩnh vực sản xuất chip.

D.K. Tsai, chủ tịch của nhà cung cấp dịch vụ đóng gói chip Powertech Technology, nói với Nikkei Asia rằng chi phí hoạt động ở Nhật Bản đắt hơn khoảng hai lần so với ở Đài Loan. Tuy nhiên, ông cho rằng, với những đối tác phù hợp cùng nhau đầu tư, chẳng hạn như việc Sony đầu tư vào vận hành nhà máy Kumamoto của TSMC thì vẫn đáng để xem xét mở rộng.

© Copyright 2023 | Nhà cái tặng tiền . All Rights Reserved | Telegram:@Nhacai8899